1. Thắng Cố
Theo truyền thống, Thắng Cố được chế biến từ lòng ngựa. Nhưng đến nay, để phục vụ du khách và đảm bảo hương vị phù hợp với mọi người nên những chủ quán ở đây đã dùng nguyên liệu là thịt trâu, bò, lợn để thay thế. Vì thành phần chủ yếu là thịt nên Thắng Cố có nghĩa là canh thịt.
Thứ tinh túy nhất trong món Thắng Cố là nước dùng – được ninh từ xương và lục phủ ngũ tạng. Nếu bạn lần đầu nếm thử món này thì sẽ hơi khó ăn vì Thắng Cố có mùi ngai ngái của nội tạng bò, heo. Nhưng nếu càng ăn, bạn sẽ bị ghiền không lối thoát!
Để tạo nên món Thắng Cố thơm ngon, bổ dưỡng, người dân nơi đây thường dùng kết hợp 12 loại gia vị đặc trưng miền núi: lá chanh, hoa hồi, thảo quả,… Với vị ngọt bùi của thịt, cay thanh của nước hầm và mùi hương độc đáo của những hương vị hòa quyện, đã làm thổn thức biết bao du khách thập phương.
2. Thịt trâu gác bếp
3. Lẩu đuôi bò
Đuôi bò, lưỡi bò, dạ dày, tim bò, vó bò, xách bò…. tươi mua về được làm sạch hầm với thảo quả, hoa hồi, quế… 30 phút đến 6h tương ứng với từng loại. Nước lẩu được hầm từ xương ống bò với thời gian 12h cùng với các gia vị truyền thống cho ra nồi nước dùng nguyên chất với hương vị đậm đà vị bò. Rau kèm lẩu: rau muống, rau cải, quả bầu, củ cải, ngô ngọt, khoai, rau tam giác mạch…
Ảnh chụp tại An An Quán 138 tổ 2, Thị trấn Đồng Văn Hà Đông
Giá tham khảo 900.000 vnd/ 6 người
4. Lạp xưởng gác bếp
Lạp sườn gác bếp hay lạp sườn hun khói là đặc sản mang nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc vùng miền núi Hà Giang có hương vị thơm ngon đặc biệt riêng, đã tạo lên một món đặc sản vô cùng hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc.
Lạp sườn gác bếp hun bằng khói của bã mía đã trở thành món ăn truyền thống, sử dụng trong những bữa ăn hằng ngày và là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Không ai nhớ rõ nguồn gốc của món lạp sườn gác bếp này, nhưng theo các cụ cao niên thì có lẽ món lạp sườn gác bếp bắt nguồn từ những ngày còn khó khăn, mỗi năm gia đình chỉ thịt một con lợn, dùng làm nhân gói bánh chưng và một ít làm cỗ Tết. Số thịt còn lại vì không để được lâu nên những người dân đã nghĩ ra cách chế biến thành lạp sườn gác bếp để bảo quản được lâu dài. Theo thời gian, lạp sườn hun khói đã trở thành món ăn quen thuộc mà độc đáo, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của người dân Hà Giang.
Ảnh nguồn Internet
5. Phở chua
Trước kia, phở chua là món điểm tâm của người Trung Quốc. Sau đó mới du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là các vùng miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn,… Nguyên liệu chính của phở chua là gạo nếp hương và nước sốt chua ngọt kết hợp với thịt xá xíu, thịt quay, lạp xưởng và ớt xào.
Để có mùi vị đặc trưng của món phở chua, người dân thường làm nước sốt chua ngọt từ hỗn hợp giấm pha đường, bột sắn và các gia vị miền núi. Khi ăn, du khách có thể dùng kèm với rau húng thơm, tỏi tươi, đu đủ nạo,… để có thể thưởng thức trọn vẹn đặc sản Hà Giang.
6. Thắng Dền
Nguyên liệu chính của Thắng Dền là gạo nếp hương huyện Yên Minh. Đây là loại gạo có hình dạng to, trắng tròn và chắc hạt, khi nấu sẽ dẻ thơm và có vị ngon ngọt.
Bên trong những viên nếp dẻo, đặc là những loại nhân khác nhau, từ đậu xanh, đậu đỏ,… Khi cho vào miệng nhai, bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo dẻo và vị ngọt nhẹ cùng hương thơm gạo nếp thoang thoảng.
Để thưởng thức ngon miệng hơn, bạn có thể thêm một chút nước đường hoa mai nấu gừng hoặc nước cốt dừa, vừng và lạc rang nhé.
7. Bánh tam giác mạch
Tam giác mạch nổi tiếng là một trong những loài hoa biểu tượng của vùng Đông Bắc Hà Giang. Bánh tam giác mạch vì thế cũng trở thành đặc sản của mảnh đất này.
Bạn có thể bắt gặp những chiếc bánh này ở bất cứ đâu khi đến chợ địa phương. Không chỉ có màu đặc trưng là màu tím mà bánh tam giác mạch còn có màu trắng, màu vàng,… khác nhau.
Ảnh nguồn Internet
Địa điểm mua: Chợ đêm Phố cổ Đồng Văn, Dinh Thự họ Vương, bến thuyền sông Nho Quế
Giá tham khảo: 15.000 VNĐ/ chiếc.
8. Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn
Bánh cuốn thường xuyên là món dùng để ăn sáng và ăn trưa của không chỉ người dân mà còn được du khách ưa thích. Vỏ bánh được làm từ bột gạo hấp trắng mỏng, mềm mịn và rất thơm. Bên trong bánh cuốn là nhân thịt năm cùng mộc nhĩ.
Khác với miền xuôi, bánh cuốn hà Giang được dùng với nước chấm hầm từ xương. Khi ăn, bạn nên dùng kèm với hành khô và rau thơm.
Ảnh nguồn Internet
9. Cháo ấu tẩu
Cháo ấu tẩu được làm từ củ ấu tẩu ngâm trong nước vo gạo và đun nhão. Khi nấu lên, phần gạo, thịt lợn băm nhuyễn và ấu tẩu sẽ cho ra món cháo màu nâu nhạt và có mùi thơm đậm.
10. Bánh chưng gù
Bánh chưng gù không chỉ là đặc sản Hà Giang nổi tiếng mà còn là biểu tượng văn hoá của người Dao Đỏ. Hình ảnh “gù” đã nói lên sự vất vả, tần tảo và chịu thương, chịu khó của người phụ nữ vùng cao khi hàng ngày phải gánh gùi trên lưng để đi rẫy hái ngô, gặt lúa,…
Mang ý nghĩa văn hoá dân tộc sâu sắc nên bánh chưng gù Hà Giang không thể trộn lẫn với bất cứ loại bánh chưng của các vùng khác. Nguyên liệu chính để làm nên bánh chưng gù là gạo nếp, đậu xanh và thịt mỡ.
Khác với bánh chưng truyền thống, bánh chưng gù chỉ được gói một lớp lá bên ngoài. Đặc biệt, bánh chưng gù được gói bằng lá dong riềng nên có màu xanh đặc trưng và rất bắt mắt.